Một thương hiệu mới trên thị trường ngày nay , Nhưng Kẹo Dừa Bến Tre Thương Hiệu Huỳnh Yến đã và đang được lòng thực khách trong và ngoài nước , Thành Lập năm 2006 Kẹo Dừa Huỳnh Yến luôn tiên phong về chất lượng và mẫu mã bao bì..đặc biệt Kẹo Dừa được làm theo bán công nghiệp nên hương vị kẹo còn giữ nét truyền thống Kẹo Dừa Bến Tre .
Tất cả nhiên liệu sản xuất được chọn lựa kỷ càng và lấy từ nguồn dừa Mỏ cày và Giồng Trôm, đậu được trồng ở Thạnh Phú nơi cho ra loại đậu phộng tốt nhất ,..với những hương vị nguyên chất như Sầu riêng và Cacao , khoai môn cũng chọn và mua tại Chợ Lách và Tân Phú..
Đôi nét về Kẹo Dừa Bến Tre
Kẹo dừa là một loại kẹo được chế biến từ nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha. Đây là loại kẹo đặc sản và là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở. Việt Nam có nhiều vùng trồng dừa nhưng Bến Tre chính là nơi ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến kẹo dừa.
Kẹo dừa Bến Tre có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày. Theo các tư liệu sưu tầm được thì người đầu tiên làm ra kẹo là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, cư ngụ tại khu phố 1, thị trấn Mỏ Cày. Kẹo dừa lúc đó có tên là kẹo Mỏ Cày. Vào năm 1970, bà Nguyễn Thị Vinh, sinh năm 1945, cư ngụ tại thị xả Bến Tre, thay đổi mới cách chế biến kẹo. Bà thành lập cơ sở sản xuất kẹo dừa Thanh Long, cơ sở đầu tiên ở thị xả Bến Tre, và từ đó tạo ra tên kẹo dừa Bến Tre [1]. Nguyên liệu làm kẹo dừa gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường(trước kia người ta dùng đường thùng nhưng ngày nay dùng đường cát). Mạch nha được chắt lọc từ chất đường của hạt nếp khi được ủ cho lên mầm.
Muốn làm kẹo ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Thóc nếp dùng để nấu mạch nha phải là nếp tốt, hạt to chín đều. Để nảy mầm thóc phải được tưới bằng nước mưa sạch rồi đem nấu lấy mạch nha. Thợ nấu mạch nha phải là thợ lành nghề điêu luyện. Dừa khô lựa trái “rám vàng” mới vừa hái xuống. Vì trái dừa mới bắt đầu khô này có hương vị đặc trưng, nước cốt có độ ngọt thanh[2]. Đường nấu kẹo phải chọn loại đường mới, có màu vàng tươi.
Giá Trị Truyền Thống
Từ nguồn nguyên liệu dừa rất phong phú của Bến Tre, cộng thêm tài khéo léo của người chế biến, người xứ dừa đã biết tăng thêm giá trị văn hóa, giá trị của lao động thủ công truyền thống vào sản phẩm để làm cho trái dừa không chỉ là nguồn nguyên liệu thô mà nó đã được nâng giá trị lên nhiều lần. Ở đây yếu tố văn hóa trong sản phẩm thủ công đã làm nên giá trị kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân xứ dừa. Mặt khác, chính nhờ có sự phát triển kinh tế như vậy mà nghệ thuật thủ công truyền thống lại được trân trọng, gìn giữ và không ngừng phát triển.
Đánh giá [Đặc Sản Bến Tre] Kẹo Dừa Huỳnh Yến